So sánh sản phẩm

2. “Kỹ Năng Sống Văn Minh: Biết nói Lời Cảm Ơn và Xin Lỗi – Hành trang quý giá cho trẻ”

Ngày đăng : 18:27:27 26-03-2024

,

Các bậc cha mẹ ngày nay, ngoài việc quan tâm chăm sóc đến việc ăn học của các con thì điều quan trọng tiên quyết vẫn là dạy trẻ các kỹ năng sống thiết yêu trong đó dạy trẻ biết cách cư xửg với mọi người, cụ thể là biết nói những lời “cám ơn và xin lỗi”g một cách chân thành đúng lúc và đúng chỗ. Đừng nghĩ rằng lớn lên trẻ khắc biết, đó hoàn toàn là do cách các bạn dạy trẻ con nhà mình như thế nào mà thôi.

Tại sao phụ huynh nên dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi?

Bên cạnh việc trau dồi những kỹ năng và tri thức, dạy trẻ biết cách ứng xử trong giao tiếp cũng là cách để giúp cho trẻ trở nên hoàn thiện hơn. Học và áp dụng được cách nói lời cảm ơn và xin lỗi thật chân thành chính là bước đầu tiên mà trẻ nên rèn luyện, tiếp xúc.

Mọi người thường cảm ơn nhau khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Trẻ nên được hướng dẫn và dạy dỗ để nhận biết được điều này. Từ đó, trẻ sẽ thấu hiểu được việc nhận lấy lòng tốt của mọi người xung quanh và gia đình không phải điều hiển nhiên. Con sẽ học được cách biết ơn và sống chân thành hơn.

Thời điểm tốt nhất để dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi

Trước 7 tuổi là giai đoạn phát triển tốt nhất mà bố mẹ có thể dạy cho trẻ về cách ứng xử. Đây là thời điểm mà con trẻ có khả năng tiếp thu, bắt chước và học tập tốt nhất. Đồng thời, trẻ cũng sẽ quan sát mọi người xung quanh, làm quen và học theo các hành vi ứng xử. Bố mẹ nên sử dụng các phương pháp rèn luyện con trẻ trong giai đoạn này để giúp trẻ hình thành nên thói quen cũng như hoàn thiện nhân cách cho trẻ lúc còn nhỏ. 

Bố mẹ phải làm gì để dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi?

Giai đoạn ấu thơ của con rất quan trọng trong quá trình trưởng thành. Vì thế, bố mẹ hãy cố gắng đồng hành cùng con nhé. ISSP đã liệt kê những cách giúp bố mẹ dạy con biết cảm ơn và xin lỗi đơn giản như sau:

Bố mẹ làm gương cho con trẻ noi theo

Con cái là tấm gương soi của bố mẹ, vì thế để dạy con một cách hiệu quả, bậc phụ huynh cũng phải là một hình mẫu tốt. Con trẻ thường sẽ lấy bố mẹ như hình mẫu ứng xử của mình. Phụ huynh hãy hướng dẫn con bằng những ví dụ thực tế nhất. Nếu bố mẹ răn dạy con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng lại không hành xử trong những tình huống tương tự thì khả năng thành công trong việc giáo dục đối với trẻ cực thấp. Vì vậy, phụ huynh hãy đảm bảo những lời dạy của bạn cũng đi đôi với hành động để con noi theo.

Dành lời khen cho trẻ khi trẻ cảm ơn và xin lỗi đúng lúc

Trẻ nhỏ rất thích được người lớn dành lời khen và tuyên dương. Do đó, sau những lần trẻ biết sử dụng đúng cách lời cảm ơn sau khi nhận được sự giúp đỡ,… và xin lỗi sau khi sai phạm. bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình có thể dành những lời cảm thán, khen ngợi để động viên và khuyến khích trẻ. Chỉ cần những lần xoa đầu, đập tay (high five) hay những viên kẹo ngọt,… những hành động động viên đơn giản như vậy cũng đủ làm trẻ hứng thú, ghi nhớ và duy trì thói quen ứng xử tốt đẹp sau này. 

Đưa ra những tình huống để trẻ biết cách cư xử chuẩn mực

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể trò chuyện với trẻ và đưa ra những tình huống giả định để trẻ tập phản ứng. Sau đó, bố mẹ có thể hỗ trợ và phân tích cho con rằng nên làm thế nào là hợp lý và hành xử thế nào là không ổn. Con có thể thoải mái đặt câu hỏi và được bố mẹ giải đáp tại nhà mà không có áp lực nào. Sự chuẩn bị trước tinh thần này sẽ giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn nếu trường hợp này thật sự xảy đến.

Tập thói quen ghi lại những điều mà trẻ biết ơn mỗi ngày

Bằng việc viết ra hoặc vẽ lại 3-4 sự việc, người hay điều gì đó khiến trẻ cảm thấy biết ơn, hạnh phúc trong ngày, ba mẹ đang tập thói quen tốt giúp trẻ tập trung vào những điều tích cực và tin rằng cuộc sống vẫn có nhiều điều tốt đẹp. Bằng cách dạy trẻ viết ra những điều mà mình biết ơn, chúng ta giúp trẻ phát triển thói quen cảm ơn và đánh giá những điều tích cực xung quanh mình. Thói quen này có thể giúp trẻ trở nên lạc quan hơn và tận hưởng cuộc sống hơn. Khi trẻ viết ra những điều biết ơn, họ có thể nhìn nhận và đánh giá cao sự tử tế và giúp đỡ từ người khác. Điều này giúp trẻ phát triển tính cách tốt đẹp như lòng biết ơn, tình người và sự đồng cảm.

Dạy trẻ nói cảm ơn và xin lỗi một cách rõ ràng

 

Thông qua các tình huống thực tế đời thường, trẻ đã có thể xác định được lúc nào nên cảm ơn và lúc nào cần sự xin lỗi. Phụ huynh cũng nên dạy con cách áp dụng thế nào cho phù hợp. Trẻ đôi lúc sẽ thấy lúng túng hoặc xấu hổ, vì thế bố mẹ nên kiên nhẫn và hướng dẫn con từng bước.

Hãy cho con nhận thấy rằng dù lời cảm ơn hay xin lỗi, chúng đều phải xuất phát từ sự chân thành. Vì thế, con hãy nói nó một cách rõ ràng với âm lượng phù hợp. Sử dụng những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc có thể thêm kính ngữ để không làm mất đi sắc thái của câu. 

Bên cạnh đó, trẻ cũng nên biết cách nhìn, cách đặt tay hay hành động cử chỉ thích hợp khi cảm ơn hoặc xin lỗi.

Tin cùng danh mục