So sánh sản phẩm

KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Ngày đăng : 10:28:28 09-04-2024

,

Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ trẻ phát triển khả năng giao tiếp xã hội. Khi biết cách lắng nghe, trẻ có thể hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác, đồng thời các con học được cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, việc khiến trẻ chịu lắng nghe và thấu hiểu vốn không dễ dàng, khi đa số trẻ nhỏ vốn hiếu động, khó tập trung. Cùng Kỹ năng sống AC tìm hiểu rõ hơn về chủ đề dạy kỹ năng lắng nghe cho trẻ trong bài viết dưới đây. 

Kỹ năng lắng nghe là gì? Lợi ích của việc dạy trẻ kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là khả năng tập trung và thấu hiểu nội dung của người nói muốn truyền tải. Mặc dù nghe là phản xạ của con người, nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng cần rèn luyện trong thời gian dài. Bởi lẽ kỹ năng lắng nghe đòi hỏi trẻ phải bình tĩnh, không vội vàng đưa ra đánh giá và tôn trọng ý kiến của người khác.

Không phải lúc nào trẻ cũng có thể lắng nghe lời nói của người khác. Thực tế, đa số trẻ sẽ có biểu hiện không tuân thủ vào khoảng 24 tháng tuổi khi các con bắt đầu thích khám phá và độc lập. Lúc này, các con đã bắt đầu nhận ra rằng không phải lúc nào mong muốn của cha mẹ cũng phù hợp với sở thích cá nhân. Trẻ thường xuyên nói “không” đòi hỏi, kén ăn hay thậm chí nổi cơn giận dỗi, quấy khóc khi ý muốn không được đáp ứng.

Trẻ sẽ có hội phát triển thêm những kỹ năng quan trọng dưới đây nếu được trang bị kỹ năng lắng nghe tích cực:

  • Giao tiếp hiệu quả: Có khả năng tập trung vào lời nói và thấu hiểu quan điểm, cảm xúc của người nói.
  • Phát triển khả năng ngôn ngữ: Các con sẽ tiếp xúc với những từ vựng mới, từ đó dần hiểu được ngữ cảnh để sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp. Kỹ năng ngôn ngữ cũng phát triển khi trẻ hoàn tập trung lắng nghe và chú ý để biểu cảm của người nói.
  • Phát triển kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm: Khi trẻ biết cách lắng nghe những người xung quanh mình, các con sẽ dần thấu hiểu những vấn đề của mình của người khác. Từ đó, trẻ biết cách điều chỉnh hành vi của mình để có thể làm việc nhóm việc của mình để có thể làm việc hòa hợp với các bạn trong nhóm. Ngoài ra, trẻ cũng biết cách đưa ra những góp ý và ý tưởng để nhóm có thể làm việc hiệu quả hơn.
  • Cách dạy trẻ kỹ năng lắng nghe hiệu quả
  • Đọc truyện cho trẻ
  • Việc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện thú vị sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và lắng nghe chủ động. Khi đọc to cho trẻ nghe, cha mẹ nên cố gắng sử dụng giọng đọc cuốn hút, có sự nhấn nhá ở số từ và cụm từ quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ chú ý và tập trung. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm mua những cuốn sách có nội dung thú vị, mới lạ và hình ảnh minh họa sinh động để khích sự tò mò và ham muốn khám của trẻ. Các con sẽ cố gắng tập trung hơn vào lời đọc để hiểu được nội dung đang được truyền đạt.
  • Để duy trì một cuộc trò chuyện hiệu quả với trẻ, ba mẹ cần lưu ý đến vị trí và tư thế khi  nói chuyện. Thay vì nói chuyện từ phòng này sang phòng khác hoặc nói khi con đang xem tivi, hãy cố gắng tạo không khí gần gũi bằng cách ngồi bên cạnh, bế con lên hoặc quỳ gối xuống để có thể nhìn vào mắt con. Khoảng cách quá xa sẽ làm giảm đi sự kết nối và giữa cha mẹ và trẻ, dẫn đến việc không đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn.
  • Động viên trẻ đúng lúc
  • Trẻ con thường có tính cách hiếu động và khó kiềm chế được hành động của mình. Điều này khiến cho việc giao tiếp và giáo dục trẻ trở nên khó khăn đối với cha mẹ. Tuy nhiên, một trong những cách hiệu quả để giúp trẻ nghe lời và tuân thủ theo những quy định của bố mẹ là thông qua việc động viên và khen ngợi. Thay vì chỉ tập trung vào những điều trẻ làm sai, hãy chú ý đến những cố gắng của con và đưa ra lời khích lệ để các con tiếp tục phát huy và duy trì. 
  • Ví dụ khi các con biết dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong, gấp mền gối ngay khi thức dậy… thì một lời khen sẽ giúp trẻ cảm thấy tự hào và có động lực để lặp lại các hành động đó. Vì vậy, cha mẹ đừng quên gửi tặng cho con những lời khen này giúp trẻ cảm thấy bản thân được quan tâm và lắng nghe. 
  • Đặt câu hỏi liên quan với chủ đề
  • Trẻ sẽ học cách khai thác thông tin từ người nói và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về vấn đề đang được thảo luận. Cha mẹ cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ trong việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi một cách logic và rõ ràng. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy phân tích và tự tin trong việc giao tiếp và tương tác với người khác.
  • Những câu hỏi: Vì sao con nên làm vậy? Tại sao con nên đi ngủ sớm? sẽ giúp con hiểu được lý do chúng nên nghe theo cha mẹ. Về lâu dài, điều này không chỉ giúp trẻ có được kiến thức mới mà còn rèn luyện kỹ năng lắng nghe và giao tiếp hiệu quả. 
  • Giao tiếp bằng mắt khi lắng nghe
  • Khi giao tiếp với trẻ, hãy nhớ luôn nhìn thẳng vào mắt để thể hiện sự tôn trọng và quan tâm. Dành thời gian để tương tác và tập trung hoàn toàn vào trẻ để tạo nên một môi trường giao tiếp tích cực và hiệu quả. Chỉ cần những hành động nhỏ như vậy, bố mẹ và thầy cô có thể tạo nên những kết nối đặc biệt và tình cảm với trẻ, giúp trẻ phát triển tốt hơn trong cuộc sống.
  • Không ngắt lời khi con đang nói
  • Khi con đang nói, việc bị ngắt lời có thể làm gián đoạn quá trình diễn đạt ý kiến và suy nghĩ của con. Điều này có thể làm mất tự tin và động lực của con để tiếp tục thể hiện ý kiến của mình trong tương lai. Nếu chúng ta thường xuyên ngắt lời, con có thể không học được cách xây dựng ý kiến, lắng nghe ý kiến của người khác và phản hồi một cách hợp lý.
  • Nói chuyện rõ ràng
  • Khi sử dụng câu nói rõ ràng và đơn giản, cha mẹ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Trẻ có thể dễ dàng thể hiện ý kiến, câu hỏi và ý tưởng của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu. Khi câu nói được truyền đạt một cách rõ ràng, trẻ có thể tập trung vào nội dung và ý nghĩa của câu chuyện hoặc thông điệp mà ba mẹ muốn truyền đạt. 
  • Củng cố thông điệp và lời nói
  • Khi đến giờ đi ngủ, cha mẹ có thể nói với con rằng “Con ơi, đã đến giờ đi ngủ rồi đấy”. Sau đó, tắt đèn, nắm tay con và dẫn con về giường. Việc dùng những câu nói như “Con hãy đi ngủ sớm để mai có thể thức dậy và làm những việc mình thích” cũng là một cách tuyệt vời để khuyến khích con tuân thủ giấc ngủ đúng giờ.
  •  

Qua bài viết trên, các bậc cha mẹ có thể nhận thấy quá trình dạy trẻ kỹ năng lắng nghe là cả một quá trình kiên nhẫn và thấu hiểu cùng con. Bởi vì lắng nghe không chỉ dừng lại ở việc “nghe” mà còn là “hiểu”, “tôn trọng” và “kết nối” với người nói. Qua những chia sẻ trên, Kỹ năng sống AC hy vọng quý phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để áp dụng vào quá trình dạy con học cách lắng nghe.

Tin cùng danh mục